Dạy trẻ học cách quản lý tài chính, hình thành những thói quen chi tiêu tốt sẽ cho bé những bước đệm vững chắc cho tương lai. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến việc giáo dục tài chính cá nhân cho trẻ em. Bài chia sẻ sau của Binhtc sẽ cùng bạn giải đáp!

Tại sao nên cho bé hiểu về tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân cho trẻ là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Bởi hiện nay rất nhiều bậc cha mẹ đều có khá ít thời gian dành cho các bé và cho các bé chi tiêu tự do. Điều này dẫn tới hàng loạt những vấn đề của lớp thanh thiếu niên như: Không hiểu được giá trị của sức lao động, thiếu cân nhắc khi chi tiêu, không biết cách quản lý tiền bạc, chi tiêu vô tội vạ…

Vì vậy mà việc cho trẻ tiếp cận sớm và làm quen sớm với quản lý tài chính cá nhân, quản lý chi tiêu là vô cùng cần kíp. Không chỉ vậy nếu ba mẹ biết cách quan tâm, hướng dẫn, ủng hộ bé tự quản lý tiền bạc cũng sẽ tạo mối quan hệ gần gũi hơn giữa ba mẹ và con cái nữa nhé!

binhtc.com-tài chính cá nhân cho trẻ em

Bắt đầu từ những kiến thức tài chính cá nhân cho trẻ em cơ bản, các bé sẽ hiểu đúng về tiền, giá trị sức lao động. Từ đó hình thành thói quen chi tiêu đúng đắn, sống trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của gia đình ở hiện tại và tất nhiên là hướng tới tự chủ tài chính về tương lai.

Tài chính cá nhân cho trẻ em nên bắt đầu từ đâu?

Theo như một nghiên cứu từ Đại Học Cambridge (Anh) thói quen tài chính của trẻ sẽ hình thành từ khi 7 tuổi. Vậy nên việc giáo dục sớm cho trẻ về tiền bạc sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị đồng tiền và biết cách quản lý, dùng tiền để chi tiêu hợp lý ngay từ khi còn nhỏ.

Đối với trẻ thì ba mẹ nên giáo dục bé từ những vấn đề cơ bản nhất!

Dạy trẻ cách “tự kiếm tiền”

Đa số phụ huynh đều có thói quen cho trẻ tiền tiêu vặt tùy ý theo mong muốn của trẻ. Điều này sẽ tạo nên sự ỉ lại, phụ thuộc và trẻ không biết được giá trị đồng tiền mà ba mẹ kiếm được.

Để giáo dục trẻ tốt hơn ba mẹ hãy bắt đầu bằng cách dạy trẻ cách tự “kiếm tiền” chân chính.

Tuy nhiên đừng trả tiền cho trẻ trong các công việc nhà. Điều này có thể khiến trẻ không có trách nhiệm với gia đình hoặc kéo xa khoảng cách giữa ba mẹ và con cái. Bên cạnh đó trẻ cũng sẽ xuất hiện suy nghĩ khi nào bố mẹ trả tiền mới làm việc nhà và ngược lại.

Vậy ba mẹ có thể dạy trẻ “kiếm tiền” như thế nào?

Hãy tìm cho con những công việc đơn giản: làm đồ thủ công, đồ handmade… những công việc nhỏ nhưng phù hợp với trẻ để trẻ biết được muốn kiếm tiền phải làm việc chăm chỉ. Từ đó trẻ sẽ biết quý trọng đồng tiền mình tự kiếm được và hình thành ý thức chi tiêu đúng mực.

Dạy trẻ cách tiết kiệm

Tiết kiệm là một trong những vấn đề quan trọng trong giáo dục tài chính cá nhân cho trẻ em. Để làm được điều này thì ba mẹ có thể áp dụng quy tắc “4 chiếc lọ”.

Nên sắm ngay 4 chiếc lọ, mỗi chiếc có dán nhãn:

  • Lọ “Để dành” (30%): Khoản tiết kiệm cho mục đích cụ thể
  • Lọ “Đầu tư” (30%): Khoản tiền ba mẹ dạy bé cách đầu tư vào mục đích nào đó
  • Lọ “Cho đi” (10%): Khoản tiền nhỏ dành cho những người khó khăn hơn
  • Lọ “Tiêu” (30%): Khoản tiền bé được tiêu theo ý thích

Mỗi lọ đều có ý nghĩa vô cùng tích cực cho sự phát triển của trẻ. Không chỉ dạy trẻ biết cách chi tiêu – tiết kiệm mà còn học cách kiếm tiền hay biết cho đi, san sẻ để đồng tiền càng thêm ý nghĩa.

Sau khi có đủ 4 lọ, khi này mỗi lần bé nhận được tiền lì xì, tiền thưởng học tập… Ba mẹ hãy hướng dẫn bé phân chia tiền cho 4 lọ. Tất nhiên bạn mẹ cũng cần hướng dẫn bé hiểu về từng chiếc lọ. Mỗi lọ có ý nghĩa như thế nào? Lọ nào cần ưu tiên hơn,…?

Sau khi đã làm quen với quy tắc trên bé sẽ hình thành thói quen chi tiêu, tiết kiệm một cách hợp lý và chủ động.

Dạy trẻ cách chi tiêu hợp lý

Kiếm tiền và tiết kiệm là bước đầu tiên, tiếp theo ba mẹ còn cần dạy trẻ cách chi tiêu hợp lý, hiểu rõ nhu cầu của bản thân.

Thông thường trẻ em đều muốn mua tất cả những thứ mình thích, điều này dễ khiến trẻ không xác định rõ nhu cầu của mình và trở thành người chi tiêu theo cảm xúc. Vậy làm cách nào để trẻ bỏ được thói quen không tốt này?

Ba mẹ cần chỉ con lập danh mục những món đồ cần mua sắm, dạy trẻ khái niệm “muốn” và “cần”.

  • Muốn: Những cái muốn có nhưng không thiết yếu
  • Cần: Những cái buộc phải có

Mỗi lần trẻ đòi hỏi thứ gì ba mẹ hãy hỏi rõ đây là thứ bé muốn hay bé cần?

binhtc.com-tài chính cá nhân cho trẻ em

Với những khoản chưa hợp lý, không cần thiết ba mẹ hãy từ từ phân tích, hướng dẫn bé hiểu rõ về nó. Ngoài ra ba mẹ nên dạy bé ghi lại những khoản chi tiêu để bé hiểu rõ mình đã chi tiêu như thế nào và đã hợp lý chưa.

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về tài chính cá nhân cho trẻ em. Bạn đã biết cách cùng bé làm quen với tài chính cá nhân một cách nhẹ nhàng và hiệu quả đúng không nào!

Đừng quên liên hệ ngay Binhtc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *